Bạn đã tìm kiếm
Kết quả tìm kiếm
Xem tất cả kết quả
Vải chống nắng được xem như "lớp áo giáp" bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Sử dụng các sản phẩm làm từ vải chống nắng là giải pháp hoàn hảo và hiệu quả cho những ngày hè nóng bức.
Để hiểu rõ hơn về các loại vải chống nắng, hãy tham khảo thông tin chi tiết được Vua Hàng Hiệu chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Dưới đây là danh sách 10 loại vải chống nắng phổ biến và chất lượng nhất hiện nay dùng để may các sản phẩm chống nắng:
Polyester, còn gọi là vải tổng hợp hay vải PE, là lựa chọn lý tưởng để sản xuất áo chống nắng hoặc mũ lưỡi trai. Vải này có nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng chống thấm nước, chống nhăn, giá thành rẻ và độ dày dặn.
Những đặc tính này giúp bảo vệ da an toàn khỏi tia UV và tránh trầy xước do va chạm nhẹ. Polyester rất phù hợp để làm mũ lưỡi trai hoặc mặt nạ, nhờ khả năng bền, chống thấm nước tốt và giảm thiểu tác động từ tia UV. Hiện nay, polyester là một trong những loại vải chống nắng phổ biến và đáng dùng nhất trên thị trường.
Cotton không chỉ được nhiều người ưa chuộng cho các loại quần áo thông thường mà còn nằm trong top những loại vải chống nắng được yêu thích. Mặc dù khả năng ngăn tia cực tím của cotton không cao, chỉ đạt 5 - 10 UPF (chỉ số đánh giá tỷ lệ tia cực tím xuyên qua vải), nhưng loại vải này lại có nhiều ưu điểm nổi bật khác như thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí và co giãn đàn hồi tương đối tốt. Do đó, cotton rất phù hợp để sử dụng vào những ngày hè oi nóng.
Vải bamboo, hay còn gọi là vải tre, nổi bật với khả năng chống nắng, kháng khuẩn và khử mùi vượt trội, là lựa chọn tuyệt vời để làm các sản phẩm chống nắng, bảo vệ da tuyệt đối trước tia UV. Có nguồn gốc từ cây tre, vải bamboo thân thiện với da, không gây kích ứng và góp phần bảo vệ môi trường. Vải này thấm hút tốt, thoáng khí, mềm mịn và có khả năng co giãn theo điều kiện thời tiết.
Tuy nhiên, nhược điểm của vải bamboo là giá thành khá cao, quy trình sản xuất phức tạp và nguồn nguyên liệu tự nhiên hạn chế, nên hiện chưa có nhiều sản phẩm áo chống nắng từ vải bamboo trên thị trường.
Vải lanh, hay còn gọi là vải linen, rất phổ biến vào mùa hè nhờ những đặc tính như thấm hút tốt, mềm mịn, thoáng mát và nhẹ nhàng. Chỉ số UPF của vải lanh chỉ ở mức 5, có thể chống được các tia cực yếu, nhưng vẫn cho phép các tia cực mạnh xuyên qua.
Vải bò được sản xuất và dệt theo kỹ thuật Twill, chuyên dùng cho các loại vải bò. Áo làm từ vải này thường có kết cấu bền chặt, ít lỗ thoáng khí, giúp ngăn ngừa tia cực có hại tiếp xúc với da. Tuy nhiên, giống như vải polyester, vải bò có thể gây bí bách, nóng bức khi mặc trong thời gian dài, đặc biệt dưới trời nắng nóng 40 độ của Hà Nội vào mùa hè.
Dù vậy, vải bò vẫn là lựa chọn tốt cho những người dùng có kinh tế hạn hẹp nhưng muốn hạn chế tối đa ảnh hưởng từ tia UV.
Vải dù là một trong những loại vải chống nắng hiệu quả nhất, có khả năng ngăn ngừa tối đa các tia cực gây hại cho da và sức khỏe. Với thiết kế dày dặn và ít lỗ thoáng khí, vải dù có chỉ số UPF lên tới 45++, cao hơn nhiều so với các loại vải khác trong danh sách này.
Tuy nhiên, giống như vải bò và polyester, vải dù có nhược điểm là khả năng thoáng khí kém, thấm hút không tốt và dễ rách hoặc cháy trong quá trình sử dụng. Để cải thiện, bạn nên mặc một lớp áo mát giữ nhiệt bên trong để điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt hơn.
Vải thô không có khả năng ngăn ngừa tia cực hại tốt như vải dù hay vải bò, nhưng bù lại, nó có đặc tính giống với vải cotton: mềm mịn, thấm hút nhanh, thoáng mát và chống nhăn cực kỳ tốt, rất tiện lợi cho người sử dụng.
Vải thô có ưu điểm lớn về mặt thẩm mỹ, nên nếu bạn cần một loại vải chống nắng có tính thẩm mỹ cao và có thể ngăn ngừa một số tia cực yếu, thì vải thô vẫn là một lựa chọn không thể bỏ qua.
Vải thun lạnh là sự kết hợp giữa sợi poly và sợi Spandex, tạo nên một loại vải vừa mềm mịn, thoải mái như poly, vừa có khả năng co giãn của Spandex. Ngoài ra, thun lạnh chống bám bẩn tốt, không nhăn, không xù lông và có giá thành rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của vải thun lạnh là thấm hút mồ hôi kém, không chịu nhiệt tốt và dễ bị bay màu sau nhiều lần sử dụng và giặt. Vải thun lạnh cũng không hạn chế tốt các tia cực hại.
Vải Kaki được dệt từ sợi cotton tự nhiên và các sợi nhân tạo với mật độ dày đặc, mang lại độ đanh chắc và khả năng chống nắng hiệu quả. Mặc dù có mật độ dày, vải Kaki lại rất thoáng khí, ít nhăn và giữ form dáng tốt. Tuy nhiên, vải Kaki khá thô cứng và không có độ rũ tự nhiên.
Vải Rayon có các đặc điểm tương tự như vải lụa và cotton len: thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, và phù hợp với nhiều phong cách và kiểu phối đồ khác nhau. Tuy nhiên, khả năng chống nắng và tia UV của vải Rayon không cao. Để tăng cường khả năng chống nắng, bạn có thể mặc thêm các loại vải khác bên trong.
Ngoài việc nhận biết top 10 loại vải chống nắng phổ biến nhất hiện nay, người sử dụng cũng cần lưu ý 3 tiêu chí sau để đánh giá chất liệu vải của áo chống nắng, mũ lưỡi trai hoặc mặt nạ chống nắng, nhằm tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng với giá thành không phù hợp.
Chất liệu của các sản phẩm chống nắng rất quan trọng vì nó quyết định khả năng ngăn da không tiếp xúc trực tiếp với các tia cực có hại. Tác dụng của vải chống nắng có hai điểm chính: phản chiếu và che chắn.
Với mỗi loại vải khác nhau, khả năng phản chiếu và che chắn cũng khác nhau. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất sử dụng thêm các thành phần đặc biệt trong sợi chỉ hoặc thuốc nhuộm để tăng cường khả năng chống tia UV của vải.
Ngoài ra, việc kết hợp các sợi tổng hợp với vải mềm mại, thoáng mát giúp vải chống nắng không chỉ có khả năng chống nắng tốt hơn mà vẫn giữ được tính thấm hút và sự thoải mái khi sử dụng.
Màu sắc cũng góp phần cải thiện khả năng chống nắng của sản phẩm. Theo các chuyên gia, áo có gam màu tối thường hấp thụ tia UV tốt hơn, ngăn tia UV xuyên qua lớp áo. Tuy nhiên, các gam màu tối cũng hấp thụ nhiệt tốt, gây nóng bức.
Vì vậy, để tối ưu, nên chọn áo có gam màu trầm như xám, đen,... để vừa phù hợp với gu thẩm mỹ, vừa giúp chống nắng tốt và hạn chế sự hấp thụ nhiệt.
Về kết cấu, vải chống nắng có hai kiểu chính: sợi vải xếp khít nhau để hạn chế các lỗ hổng nhỏ trên bề mặt, ngăn tia cực có hại đi xuyên qua, và sợi vải được dệt với mật độ thoáng hơn để giảm bớt sự bí bách và lưu thông khí tốt hơn.
Mỗi kiểu kết cấu có ưu điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cá nhân, tình hình thời tiết và chất liệu vải mà người dùng có thể chọn loại kết cấu vải chống nắng phù hợp nhất với mình.
Trên đây là danh sách 10 loại vải chống nắng phổ biến và được nhiều người dùng lựa chọn nhất hiện nay. Đồng thời, Vua Hàng Hiệu cũng giới thiệu đến bạn 3 tiêu chí quan trọng để đánh giá và lựa chọn sản phẩm chống nắng phù hợp với nhu cầu của mình.
Ngoài ra bên cạnh việc sử dụng các loại trang phục chống nắng mỗi khi ra ngoài, đừng bên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da tối ưu nhất nhé. Một số loại kem chống nắng chỉ số cao chất lượng mà các bạn có thể tham khảo:
Mua sản phẩm trên Website hoặc đặt mua hàng qua Hotline:
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VUA HÀNG HIỆU VIỆT NAM
Website: https://vuahanghieu.com
Hotline: 093.934.8888
Email: cskh@vuahanghieu.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chúng tôi mang lại cho khách hàng các quyền lợi khi mua hàng:
Vua Hàng Hiệu cam kết luôn đồng hành và hỗ trợ bạn trong mọi khía cạnh của trải nghiệm mua sắm, để bạn có thể tự tin và thoải mái khi mua sản phẩm trên Vua Hàng Hiệu.
Thời trang
2024-05-20
Thời trang
2024-05-17
Thời trang
2024-05-16
Thời trang
2024-05-16
Thời trang
2024-05-15
Thời trang
2024-05-15
Thời trang
2024-05-15
Thời trang
2024-05-14